Biện Pháp Thi Công Nhà Biệt Thự Chi Tiết Từng Giai Đoạn 2024

Thiết Kế Nhà Đẹp

Biện Pháp Thi Công Nhà Biệt Thự Chi Tiết Từng Giai Đoạn 2024

Biện pháp thi công nhà biệt thự đòi hỏi tính chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiến trúc. Thi công biệt thự sẽ bao gồm các hạng mục từ khâu chuẩn bị, biện pháp thi công phần thô cho đến hoàn thiện và bàn giao công trình. Do đó, chủ đầu tư cần nắm rõ quy trình thực hiện để giám sát chặt chẽ quá trình thi công được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Hãy cùng NEOHouse tìm hiểu chi tiết biện pháp thi công nhà biệt thự từ A-Z để nắm bắt chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Các bước chuẩn bị trước khi thi công biệt thự

Các bước chuẩn bị trước khi thi công biệt thự đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây nhà. Để quá trình xây dựng được diễn ra thuận lợi, đúng theo tiến độ và chất lượng, thẩm mỹ thì chủ đầu tư cần nắm rõ các bước chuẩn bị như sau:

Khảo sát địa chất khu đất

Khảo sát địa chất khu đất là quá trình nghiên cứu và đánh giá điều kiện địa chất tạo vị trí xây dựng biệt thự nhằm xác định được cấu trúc của nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất, điều kiện nước ngầm và các rủi ro địa chất. Việc khảo sát địa chất khu đất cung cấp thông tin nhằm giúp chủ đầu tư đưa ra phương án quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng phù hợp nhất. Đồng thời đánh giá tính phù hợp của địa điểm và môi trường cho công trình dự kiến xây dựng trong tương lai cũng như có giải pháp thi công hiệu quả và dự đoán các khó khăn trong quá trình xây dựng.

Khảo sát địa chất khu đất

Phân tích và lập kế hoạch tài chính

Khi thi công biệt thự, yếu tố tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà chủ đầu tư cần chuẩn bị và lên kế hoạch cụ thể. Bởi yếu tố tài chính quyết định đến quy mô xây dựng, phong cách thiết kế và công năng sử dụng. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch tài chính không chỉ giúp chủ nhà dự toán gần đúng nhất với ngân sách đầu tư, chủ động tài chính mà còn tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ thi công, kiến trúc thẩm mỹ và công năng sử dụng.

Thông thường, các khoản chi phí mà chủ đầu tư cần chuẩn bị trước khi thi công biệt thự sẽ bao gồm: chi phí thiết kế, chi phí thi công phần thô, chi phí hoàn thiện kiến trúc và nội thất,…

Phân tích và lập kế hoạch tài chính

Xin giấy phép xây dựng và chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Trước khi tiến hành thi công biệt thự, chủ đầu tư cần chuẩn bị và làm thủ tục xin phép xây dựng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với mỗi khu vực địa phương, địa điểm thu hồ sơ, thời gian và lệ phí sẽ khác nhau phù hợp với tính chất công việc, quy mô và quy hoạch chung của tỉnh, thành phố đó. Thông thường, chủ đầu tư cần chuẩn bị những hồ sơ pháp lý như sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp phép xây dựng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước cấp phép.
  • Bản cam kết của chủ nhà về việc đảm bảo an toàn xây dựng công trình và những công trình lân cận.
  • Hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của đơn vị có chứng chỉ hành nghề và tư cách pháp nhân.
  • Bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

Xin giấy phép xây dựng và chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Lựa chọn nhà thầu thi công uy tín

Trong thi công biệt thự, vai trò của nhà thầu không chỉ là tạo ra bản vẽ đẹp mà còn mang đến không gian sống tiện nghi, ấm cúng và sang trọng, đáp ứng yếu tố thẩm mỹ cùng không gian sống thoải mái và đẳng cấp. Đồng thời, thể hiện đặc trưng của phong cách thiết kế, cá tính và sở thích của chủ đầu tư. Chính vì vậy mà việc lựa chọn đơn vị thi công biệt thự uy tín, chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, việc tìm kiếm một đơn vị nhà thầu xây dựng không khó. Tuy nhiên, để lựa chọn một nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp là điều không dễ dàng. Để đánh giá và chọn lựa một nhà thầu xây dựng uy tín và chuyên nghiệp, chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua các dự án thiết kế, công trình hoàn thiện thực tế, tham khảo các ý kiến đánh giá của khách hàng trên các phương tiện truyền thông, các trang mạng uy tín,… từ đó có cho mình lựa chọn tốt nhất.

Lựa chọn nhà thầu thi công uy tín

Chuẩn bị mặt bằng

Tùy thuộc vào từng mặt bằng mà chủ đầu tư chọn biện pháp thi công nhà biệt thự phù hợp. Nếu xây nhà mới trên nền một công trình cũ, việc làm đầu tiên là phải phá dỡ ngôi nhà và dọn dẹp vệ sinh, trả lại mặt bằng sạch sẽ nhằm chuẩn bị tốt cho công tác thi công. Tiếp đến, nhà thầu sẽ hỗ trợ chuẩn bị các điều kiện thi công cần có như lán trại cho nhân công nghỉ ngơi, hàng rào che chắn (nếu cần) nguồn điện, nguồn nước, tập kết vật liệu, máy móc, biển báo công trình,… theo đúng quy định an toàn thi công để phục vụ cho quá trình xây dựng biệt thự được diễn ra thuận lợi.

Chuẩn bị mặt bằng

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Về phần nguyên vật tư, nhà thầu sẽ cung cấp hoặc chủ đầu tư có thể tự lo liệu tùy theo gói dịch vụ mà chủ nhà lựa chọn. Dựa trên mức độ hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng kiểm soát mà chủ nhà có thể cân nhắc dịch vụ sao cho phù hợp nhất, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng công trình. Chủ đầu tư có thể tập kết cùng một lúc nếu như mặt bằng có diện tích rộng lớn, còn mặt bằng hạn chế thì hãy lên kế hoạch cụ thể, nhập theo từng giai đoạn để đảm bảo diện tích.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Biện pháp thi công nhà biệt thự phần móng

Móng nhà hay nền móng là một trong những kết cấu chịu lực có vai trong quan trọng khi xây dựng bất kỳ công trình lớn hay nhỏ, cao tầng hay thấp tầng. Bởi phần móng đóng vai tròn trực tiếp chịu tải trọng của cả công trình trên nền đất, đảm bảo công trình kiên cố, chắc chắn và an toàn. Hiện tại, biện pháp thi công nhà biệt thự phần móng gồm có: móng đơn, móng băng, móng cọc. Tùy theo địa chất khu đất mà kỹ thuật sẽ có phương án thi công móng sao cho phù hợp và an toàn. Cụ thể 3 nền móng này sẽ có biện pháp thi công như sau:

Biện pháp thi công móng đơn

Móng đơn là loại móng chịu tải trọng từ một cột hoặc một nhóm cột gần nhau, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho công trình.

Móng đơn thường được sử dụng cho các công trình nhỏ hoặc khi cần cải tạo nhà cửa. Hình dạng của móng đơn có thể là vuông, chữ nhật, tròn hoặc tám cạnh,… móng đơn có thể là móng cứng, mềm hoặc móng kết hợp. So với các loại hình thức móng khác, móng đơn là loại móng tiết kiệm nhất.

  • Chuẩn bị trước thi công: Trước khi tiến hành biện pháp thi công nhà biệt thự phần móng móng đơn, cần chuẩn bị kỹ càng từ vật liệu, nhân lực đến thời gian thi công để hạn chế tối đa các sai sót, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình.
  • Đóng cọc: Khi tiến hành đóng cọc, nhà thầu xây dựng sẽ bám sát vào bản vẽ thi công để xác định chính xác vị trí của các ô cọc, khoảng cách giữa các cọc với nhau. Nếu như đất nền yếu, cần có biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo yếu tố về độ lún mềm của đất, có thể gia cố nền đất bằng cọc tre.
  • Đào hố móng: Sau khi đóng cọc, tiếp tục tiến hành đào đất hố móng xung quanh khu vực cọc. Độ sâu, độ rộng của hố móng phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đến bước đổ bê tông thì móng đảm bảo được về kích thước so với tải trọng của công trình. Đặc biệt, phải đảm bảo hố móng luôn khô ráo, không bị ngập úng nước khi trời mưa.
  • Làm phẳng mặt hố móng: Mặt hố móng cần được làm phẳng để các bước thi công tiếp theo được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn. Làm phẳng hố móng bằng cách san đất đều mặt hố hoặc sử dụng đá có kích thước tương đồng tạo bề mặt phẳng cho hố móng. Sau đó, sử dụng các máy móc chuyên dụng như máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng: Bê tông lót móng là một lớp bê tông dùng để lót dưới bê tông móng chính, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với nền đất nhằm mục đích hạn chế bê tông lớp trên bị mất nước và tạo thêm bề mặt bằng phẳng cho đáy móng và đà giằng.
  • Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng: Công đoạn ghép cốp pha giúp định hình móng trước khi đổ bê tông. Đảm bảo quá trình ghép cốp pha được thực hiện chính xác và đảm bảo để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
  • Đổ bê tông móng: Khi đổ bê tông, cần chú ý đảm bảo hố móng luôn được khô ráo, không có nước đọng để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng móng về sau. Bê tông sau khi đổ phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Tháo dỡ cốp pha móng: Sau khoảng 1-2 ngày, tuỳ vào điều kiện thời tiết, có thể tiến hành tháo dỡ cốt pha. Thời gian tháo cốp pha có thể thay đổi tùy theo thời gian bê tông khô nhanh hay chậm.
  • Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ: Khi bê tông đã khô, cần duy trì độ ẩm bằng cách tưới nước đều đặn 2-3 lần mỗi ngày. Quá trình bảo dưỡng này giúp tăng độ bền và đảm bảo chất lượng cho móng đơn.

Biện pháp thi công móng đơn

Biện pháp thi công móng đơn

Biện pháp thi công móng băng

Móng băng là một loại móng có kích thước chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, thông thường được sử dụng dưới tường, dưới nhà hay dưới dãy cột. Móng băng này được thi công phổ biến trong xây dựng nhà phố có có kết cấu sâu và hẹp. So với các loại móng khác như móng đơn, móng cọc,… thì móng băng được sử dụng nhiều hơn bởi thi công đơn giản, độ lún của nền đất đều hơn và tối ưu chi phí.

Thi công móng băng yêu cầu đào đất dọc theo khuôn viên hoặc song song với nhau trong phần xây dựng. Các cọc được kết nối với nhau để tăng khả năng chịu lực cho móng.

Biện pháp thi công móng băng

Biện pháp thi công nhà biệt thự cho phần móng bằng bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Đào hố móng: Đào đất theo bản vẽ thiết kế và làm phẳng bề mặt hố để chuẩn bị cho các bước thi công tiếp theo.
  • Kiểm tra cao độ và đổ bê tông lót móng: Sau khi đào hố móng, kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót lên bề mặt đất. Nếu có cọc, cần cắt đầu cọc để đảm bảo móng có thể chịu lực tốt nhất.
  • Ghép cốp pha móng: Sau khi hoàn thiện bê tông lót, tiến hành ghép cốp pha để tạo khuôn cho bước đổ bê tông móng.
  • Đổ bê tông móng: Đổ bê tông vào cốp pha, đảm bảo các tiêu chuẩn về độ nén và khô ráo của bê tông để tăng độ bền.
  • Tháo cốp pha và nghiệm thu: Sau khi bê tông đã khô và đạt chuẩn, tháo cốp pha và thực hiện nghiệm thu phần móng.

Biện pháp thi công móng băng

Biện pháp thi công móng cọc

Khi tải trọng của công trình quá lớn và các loại móng như móng băng hoặc móng đơn không đủ sức chịu lực, móng cọc chính là giải pháp tối ưu nhất ngay lúc này. Các bước thực thiện thi công móng cọc cơ bản trong xây dựng nhà ở bao gồm:

  • Công tác chuẩn bị: Trước khi bắt đầu thi công móng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng bản vẽ, nhân công và nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ.
  • Đóng cọc: Nếu bản vẽ thiết kế yêu cầu, tiến hành đóng cọc (cọc tre, cừ tràm hoặc cọc bê tông đúc sẵn) để gia cố cho móng trong trường hợp nền đất yếu.
  • Đào hố móng: Tiến hành đào hố móng quanh khu vực cọc đã cố định (nếu có) hoặc đào hố theo đúng kích thước và độ sâu quy định trong bản vẽ. Đảm bảo hố móng luôn khô ráo, tránh tình trạng ngập nước.
  • San phẳng mặt hố móng: Làm phẳng mặt đất bằng cách san đều đất hoặc đổ thêm đá có kích thước tương đồng để tạo bề mặt phẳng. Sau đó, tiến hành dầm phẳng để chuẩn bị cho công tác thi công tiếp theo.
  • Kiểm tra cao độ và đổ bê tông lót móng: Kiểm tra kỹ cao độ, sau đó đổ lớp bê tông lót để làm phẳng hố móng, hạn chế mất nước cho bê tông chính khi đổ và bảo vệ móng khỏi tác động từ môi trường xung quanh.
  • Cắt đầu cọc và ghép cốp pha: Cắt đầu cọc (nếu có cọc) và tiến hành ghép cốp pha để định hình móng cho bước đổ bê tông.
  • Đổ bê tông móng: Sau khi ghép cốp pha, đổ bê tông cho móng, đảm bảo bê tông được đổ đúng kỹ thuật để đạt độ bền và chịu lực tốt nhất.
  • Bảo dưỡng và tháo cốp pha: Sau 1-2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, có thể tháo cốp pha. Tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách phun nước và che phủ vật liệu ẩm để tránh nứt bê tông, đảm bảo chất lượng và độ bền của móng.

Biện pháp thi công móng cọc

Biện pháp thi công móng cọc

Biện pháp thi công nhà biệt thự phần thô

Sau khi thi công hoàn thiện phần móng, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng phần khung nhà. Công tác thi công này sẽ bao gồm các công việc như dựng cốp pha (cột, sàn, dầm) cốt thép, đổ bê tông,… Tiến độ thi công phần khung nhà thường sẽ chênh lệch tùy theo quy mô, phong cách kiến trúc, thời tiết,… Cụ thể các công việc xây dựng phần khung nhà bao gồm:

Thi công cột

  • Định vị tim cột: Xác định và đánh dấu chính xác vị trí các cột, sau đó vệ sinh sạch sẽ chân cột trước khi tiến hành các công tác tiếp theo.
  • Lắp dựng cốt thép: Đảm bảo sử dụng đúng loại, số lượng, vị trí và chiều dài cốt thép theo thiết kế. Kiểm tra kỹ lưỡng để thép không bị rỉ sét và các mối nối thép phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn.
  • Lắp cốp pha cột: Kiểm tra kỹ lưỡng vị trí, kích thước, bề mặt ván khuôn, độ thẳng và độ kín khít của cốp pha, đồng thời đảm bảo khả năng chịu lực và tính ổn định của khuôn đúc.
  • Đổ bê tông cột: Thực hiện đổ bê tông cho các cột, đầu cửa, đà giằng ban công, sân thượng và các bức tường ngang cao trên 4m để tăng tính vững chắc cho kết cấu công trình.

Thi công cột

Thi công dầm, sàn

  • Gia công và lắp dựng cốp pha dầm, sàn: Chuẩn bị và lắp đặt cốp pha cho dầm và sàn đúng kỹ thuật để tạo hình chuẩn xác cho công trình.
  • Lắp đặt cốt thép dầm, sàn: Cốt thép cần được kiểm tra kỹ về chất lượng và an toàn trước khi sử dụng. Vị trí lắp đặt và mối nối cần đảm bảo đúng theo thiết kế.
  • Đổ bê tông dầm, sàn: Sử dụng bê tông thương phẩm đạt chuẩn theo thiết kế và tiến hành đổ bê tông bằng bơm chuyên dụng. Sau khoảng 3-4 tuần, quá trình tháo dỡ cốp pha sẽ được thực hiện.
  • Bảo dưỡng bê tông: Sau khi đổ bê tông, cần phun nước và giữ ẩm cho kết cấu trong vòng 12-24 giờ để đảm bảo độ bền và chất lượng.

Thi công dầm, sàn

Thi công dầm, sàn

Hoàn thiện tô trát tường và lắp đặt hệ thống điện, nước

  • Ốp lát gạch: Thực hiện ốp lát sàn và tường tại các tầng và khu vực nhà vệ sinh.
  • Tô trát tường: Tô trát tường bao và tường ngăn phòng, sau đó sơn hoàn thiện nội thất và mặt tiền.
  • Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước: Hoàn thiện hệ thống thoát nước, lắp đặt thiết bị vệ sinh và hệ thống nước nóng.
  • Lắp đặt hệ thống điện: Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, công tắc, ổ cắm và hệ thống camera.
  • Vệ sinh và bàn giao công trình: Sau khi hoàn tất các hạng mục, công trình sẽ được vệ sinh sạch sẽ và bàn giao cho chủ đầu tư.

Hoàn thiện tô trát tường và lắp đặt hệ thống điện, nước

Hoàn thiện tô trát tường và lắp đặt hệ thống điện, nước

Biện pháp thi công hoàn thiện nhà biệt thự

Thi công hoàn thiện nhà biệt thự sau khi đã xây thô đóng vai trọng quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ và sự hoàn chỉnh của công trình. Do đó, để đảm bảo công trình thực thi theo đúng mong muốn ban đầu và tối ưu ngân sách, chủ đầu tư cần nắm rõ quy trình hoàn thiện biệt thự cũng như lựa chọn vật liệu sao cho hợp lý nhất.

Thông thường, quy trình biện pháp thi công nhà biệt thự hoàn thiện sẽ bao gồm các công đoạn như: trát tường, láng nền, ốp gạch, sơn bả, lắp đặt hệ thống điện nước, lắp đặt nội thất. Mỗi hạng mục công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, sự chính xác và cần thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng công trình.

Công tác trát tường

Trát tường là một bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện công trình, không chỉ giúp bảo vệ phần kết cấu bên trong mà còn quyết định đến tính thẩm mỹ và độ bền vững của ngôi nhà. Để đạt được chất lượng cao trong thi công trát tường, cần tuân thủ quy trình chặt chẽ và những tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

Chuẩn bị bề mặt trát:

  • Trước khi trát, bề mặt tường cần được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ hoặc các mảnh vữa thừa nhằm giúp vữa có độ bám dính tốt hơn và tránh bong tróc sau khi trát.
  • Nếu bề mặt tường quá nhẵn, cần tạo nhám để tăng độ bám dính cho lớp vữa. Các bề mặt cần được phun nước để giữ độ ẩm, giúp vữa không bị hút nước quá nhanh khi trát.

Pha trộn vữa:

  • Vữa dùng để trát tường thường là hỗn hợp của xi măng, cát mịn và nước. Tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và từng loại công trình, tỷ lệ pha trộn có thể khác nhau. Tỷ lệ pha trộn phổ biến là 1 phần xi măng : 3 phần cát.
  • Vữa cần được trộn kỹ, đảm bảo các nguyên liệu kết dính hoàn toàn với nhau. Vữa phải có độ dẻo và không quá khô hay quá ướt để dễ thi công và bám dính tốt vào bề mặt tường.

Công tác trát tường

Tiến hành trát tường:

  • Trát lớp thứ nhất (lớp lót): Lớp trát đầu tiên dày khoảng 10-12mm và cần được phun đều lên bề mặt tường. Người thợ sẽ sử dụng bay để trải vữa lên tường, từ dưới lên trên nhằm tránh vữa bị rơi hoặc tụt xuống. Lớp này cần được làm phẳng để tạo nền cho lớp trát hoàn thiện bên ngoài.
  • Làm phẳng bề mặt: Sau khi trát lớp lót, người thợ dùng thước chuyên dụng để làm phẳng bề mặt, đảm bảo không có chỗ lồi lõm. Cần kiểm tra độ phẳng bằng cách sử dụng thước thăng bằng hoặc dây căng.

Trát lớp hoàn thiện:

  • Trát lớp thứ hai: Sau khi lớp lót đã khô và ổn định, tiếp tục trát lớp hoàn thiện mỏng hơn, dày khoảng 7-10mm. Lớp này phải được làm mịn và đều để đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
  • Kiểm tra độ phẳng: Sau khi trát xong lớp hoàn thiện, cần kiểm tra lại độ phẳng và mịn của bề mặt tường. Các công cụ như thước dài hoặc dây căng có thể được sử dụng để kiểm tra mặt tường từ nhiều hướng.

Công tác trát tường

Bảo dưỡng và kiểm tra:

  • Sau khi trát tường, cần bảo dưỡng bề mặt bằng cách phun nước giữ ẩm trong khoảng 2-3 ngày, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô nóng để giúp vữa không bị nứt do khô quá nhanh.
  • Khi vữa đã khô, dùng búa gõ nhẹ lên tường để kiểm tra chất lượng. Nếu phát hiện có âm thanh rỗng hoặc vết nứt, chỗ đó cần phải được sửa chữa ngay lập tức.

Công tác láng nền

Láng nền là công tác hoàn thiện sàn nhà, đảm bảo độ phẳng, độ dốc và khả năng chịu lực cho sàn trước khi lát gạch hoặc lắp đặt các vật liệu sàn khác. Để công tác láng nền đạt chất lượng cao cần thực hiện theo các quy trình như sau:

Công tác chuẩn bị láng nền

  • Trước khi láng nền, dọn sạch bề mặt sàn để loại bỏ hết bụi bẩn, cát sỏi, vữa xi măng thừa và các mảnh vụn từ quá trình thi công trước đó. Việc làm sạch bề mặt giúp vữa bám chắc hơn và đảm bảo độ bền của sàn sau khi hoàn thiện.
  • Để đảm bảo sự kết dính tốt hơn giữa lớp vữa và bề mặt sàn, cần phun nước nhẹ lên sàn, đặc biệt trong những ngày nắng nóng để tránh vữa khô quá nhanh.

Pha trộn vữa láng nền

  • Vữa láng nền thường được trộn từ xi măng, cát mịn và nước. Tùy vào yêu cầu và điều kiện thực tế của từng công trình, có thể thêm sỏi nhỏ vào hỗn hợp để tăng cường khả năng chịu lực của nền.
  • Tỷ lệ phổ biến để trộn vữa là 1 phần xi măng : 3 phần cát. Đảm bảo các thành phần được trộn đều, vữa có độ dẻo, không quá khô hay quá ướt để dễ thi công và đạt chất lượng cao.

Công tác láng nền

Đặt mốc và đo độ dốc

  • Trước khi láng nền, cần đặt các mốc cao độ để đảm bảo nền được láng phẳng và đúng độ cao thiết kế. Các mốc này thường được đánh dấu bằng dây căng hoặc thước nước để giúp người thợ xác định vị trí và độ dày lớp vữa.
  • Độ dốc của nền cần được tính toán kỹ lưỡng, đặc biệt với các khu vực như phòng tắm, ban công, sân thượng, nơi cần thoát nước tốt. Độ dốc thường được điều chỉnh từ 0,2% đến 0,5% tùy theo khu vực, để nước có thể chảy thoát ra cống mà không bị đọng lại.

Thực hiện công tác láng nền

  • Vữa sau khi trộn đều sẽ được rải đều lên bề mặt sàn. Người thợ sẽ dùng cuốc hoặc bay để san vữa theo các mốc cao độ đã đặt trước, đảm bảo bề mặt đồng đều.
    Sau khi rải vữa, sử dụng thước chuyên dụng (thước cán) để kéo phẳng vữa theo mốc đã đặt, đảm bảo mặt sàn bằng phẳng và không bị gồ ghề. Quá trình này cần làm liên tục, tránh để vữa khô từng mảng gây ra các vết nứt sau này.
  • Sau khi cán xong, tưới nước xi măng lên bề mặt và dùng bay xoa phẳng lại để làm mịn bề mặt nền, đảm bảo lớp nền đạt độ phẳng và thẩm mỹ.

Công tác láng nền

Kiểm tra chất lượng láng nền

  • Sau khi hoàn thành việc láng nền, kiểm tra lại độ phẳng của nền bằng cách sử dụng thước thăng bằng. Độ dốc cũng cần được kiểm tra để đảm bảo khả năng thoát nước, nhất là ở những khu vực cần thoát nước nhanh.
  • Nếu cần thiết, sử dụng máy đầm hoặc công cụ chuyên dụng để đảm bảo vữa được đầm chặt, tăng cường độ bền của nền. Sau khi hoàn tất láng nền, phun nước giữ ẩm để bảo dưỡng nền, tránh để vữa khô quá nhanh gây nứt nẻ.

Công tác chống thấm

Chống thấm là một trong những công đoạn rất cần thiết trong quá trình hoàn thiện nhà ở, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi tình trạng thấm nước, ẩm mốc và hư hỏng. Nếu không thi công chống thấm đúng cách, công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Dưới đây là biện pháp thi công chống thấm mà các bạn có thể tham khảo!

Xác định khu vực cần chống thấm

Các vị trí dễ bị thấm nước thường là:

  • Mái nhà và sân thượng: Đây là nơi trực tiếp tiếp xúc với mưa và nắng, do đó dễ bị thấm nước nếu không được xử lý chống thấm kỹ lưỡng.
  • Nhà vệ sinh và phòng tắm: Đây là nơi có độ ẩm cao, nếu không chống thấm tốt thì nước dễ ngấm vào các khe hở, gây hư hại tường và sàn.
  • Tường: Tường nhà ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết, dễ bị ngấm nước và nứt nẻ.
  • Hồ bơi và bể chứa nước: Cần chống thấm đặc biệt để ngăn nước rò rỉ ra ngoài.
  • Cổ ống thoát nước và mối nối giữa tường và sàn: Những vị trí này rất dễ bị thấm nếu không được xử lý tốt.

Công tác chống thấm

Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công chống thấm

Trước khi tiến hành chống thấm, bề mặt cần được làm sạch hoàn toàn. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, các vết nứt, vữa thừa và các tạp chất khác để tăng cường độ bám dính cho vật liệu chống thấm.
Nếu có vết nứt trên tường hoặc sàn, cần phải vá các vết nứt trước khi tiến hành chống thấm. Các vết nứt lớn cần được trám bằng vữa xi măng hoặc keo trám chuyên dụng.

Lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp

Có nhiều phương pháp chống thấm tùy thuộc vào khu vực thi công và điều kiện thực tế. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

  • Chống thấm bằng màng khò nóng (màng bitum)
  • Chống thấm bằng sơn chống thấm
  • Chống thấm bằng vữa chống thấm
  • Chống thấm bằng keo chống thấm polyurethane

Công tác chống thấm

Bảo dưỡng sau khi thi công chống thấm

  • Sau khi hoàn thành chống thấm, cần bảo dưỡng bề mặt bằng cách giữ ẩm đều đặn để giúp tăng độ bền và độ kết dính của lớp chống thấm.
  • Kiểm tra kỹ các khu vực chống thấm sau 24-48 giờ để đảm bảo không có lỗi thi công và nước không bị rò rỉ. Đối với các khu vực quan trọng như hồ bơi hay nhà vệ sinh, nên tiến hành thử nghiệm đổ nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm trước khi hoàn thiện.

Công tác ốp lát sàn, tường

Ốp lát sàn và tường là một trong những bước hoàn thiện quan trọng giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt công trình. Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của ngôi nhà, việc thi công cần phải được thực hiện cẩn thận và theo đúng kỹ thuật. Công tác thi công ốp lát sàn, tường cụ thể như sau:

Công tác chuẩn bị ốp lát

  • Bề mặt cần ốp lát (tường hoặc sàn) phải được làm sạch kỹ càng, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, cặn bám và các tạp chất khác để tăng độ bám dính của vật liệu lên bề mặt.
  • Kiểm tra và xử lý các vết nứt, chỗ lồi lõm hoặc không bằng phẳng trên tường hoặc sàn trước khi tiến hành ốp lát. Đối với sàn, cần đảm bảo bề mặt không bị gồ ghề và đã được san phẳng.

Lựa chọn vật liệu phù hợp

  • Vật liệu ốp lát: Có nhiều loại vật liệu khác nhau như gạch men, gạch đá granite, gạch ceramic, sàn nhựa, sàn gỗ công nghiệp,… Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và khu vực ốp lát (trong nhà hay ngoài trời, khu vực ẩm ướt như nhà tắm hay nhà bếp) để lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
  • Keo dán gạch: Thay vì sử dụng vữa xi măng truyền thống, hiện nay keo dán gạch với độ bám dính cao, không co ngót được ưa chuộng hơn. Keo dán gạch giúp ngăn ngừa tình trạng bong tróc, rộp gạch sau một thời gian sử dụng.

Các bước thực hiện ốp lát tường

  • Trộn keo hoặc vữa: Nếu dùng keo dán gạch, trộn keo theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu sử dụng vữa xi măng, trộn xi măng và cát theo tỷ lệ tiêu chuẩn (1:3 hoặc 1:4).
  • Trát keo lên tường: Dùng bay trát keo đều lên bề mặt tường, tạo một lớp phủ đều và không quá dày. Sau đó, dùng bay răng cưa kéo trên lớp keo để tạo rãnh bám dính cho gạch.
  • Đặt gạch lên tường: Đặt từng viên gạch lên bề mặt tường đã trát keo, dùng thước nivo để kiểm tra độ phẳng. Dùng búa cao su gõ nhẹ để điều chỉnh vị trí và tạo độ kết dính chặt giữa gạch và tường.
  • Căn chỉnh khe gạch: Sử dụng ke cạch để căn chỉnh khoảng cách đều giữa các viên gạch. Đảm bảo các khe gạch thẳng hàng và đều đặn.
  • Chít mạch gạch: Sau khi gạch đã khô (thường khoảng 24-48 giờ), tiến hành trét vữa hoặc keo chít mạch vào các khe gạch. Dùng bay miết chặt để đảm bảo vật liệu chít mạch được lấp đầy vào các khe.
  • Lau chùi bề mặt: Sau khi chít mạch xong và khô, dùng khăn mềm ẩm lau sạch bề mặt gạch để loại bỏ vết keo hoặc vữa còn dính trên gạch.

Công tác ốp lát sàn, tường

Các bước thực hiện lát sàn

  • Trát keo hoặc vữa lên nền: Tương tự như ốp tường, trát keo hoặc vữa đều lên bề mặt sàn. Nếu lát gạch lớn, cần trát keo cả lên bề mặt viên gạch để tăng cường độ kết dính.
  • Đặt gạch lên sàn: Đặt từng viên gạch lên nền, dùng búa cao su gõ nhẹ để cố định và đảm bảo viên gạch nằm phẳng. Kiểm tra độ phẳng bằng dụng cụ thước nivo.
  • Căn chỉnh khe gạch: Sử dụng ke cạch để căn chỉnh khoảng cách giữa các viên gạch giống như khi ốp tường.
  • Chít mạch: Sau khi gạch khô, tiến hành chít mạch tương tự như ốp tường. Vật liệu chít mạch cần có độ bền cao để chịu được sự thay đổi nhiệt độ và tác động cơ học.
  • Lau chùi và hoàn thiện: Sau khi chít mạch, vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch bằng khăn mềm để tránh vết bẩn, vết keo bám trên gạch.

Công tác ốp lát sàn, tường

Công tác sơn tường

Sơn tường là bước hoàn thiện cuối cùng trong quá trình xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt và tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thi công sơn tường cần được thực hiện đúng quy trình để đảm bảo độ bền, chống thấm và tính thẩm mỹ. Sau đây là biện pháp thi công sơn tường chi tiết, giúp bạn hiểu rõ từng bước khi thực hiện.

Công tác chuẩn bị trước khi sơn tường

  • Trước khi bắt đầu sơn, bề mặt tường cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo lớp sơn có độ bám dính tốt và mang lại hiệu quả lâu dài:
  • Bề mặt tường cần phải được làm sạch hoàn toàn, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, dầu mỡ, và các vết bẩn khác. Nếu có các vết nứt hay lỗ nhỏ, cần được vá kín bằng vữa hoặc bột trét.
  • Trước khi sơn, cần kiểm tra độ phẳng của bề mặt tường. Nếu tường không phẳng, cần tiến hành trát lại hoặc mài nhẵn để tạo bề mặt đồng đều.
  • Bề mặt tường phải khô ráo trước khi tiến hành sơn. Nếu tường quá ẩm, lớp sơn sẽ không bám tốt và dễ bị bong tróc hoặc loang màu sau khi thi công.
  • Các khu vực không sơn như cửa sổ, cửa ra vào, ổ điện,… cần được che chắn bằng băng keo và giấy báo để tránh sơn bám vào.

Lựa chọn vật liệu sơn

  • Bột trét tường (bột bả): Đây là vật liệu dùng để làm phẳng bề mặt tường trước khi sơn. Bột trét giúp che các khuyết điểm nhỏ, lấp kín các lỗ và tạo bề mặt mịn.
  • Sơn lót: Sơn lót giúp bảo vệ bề mặt tường khỏi thấm nước và tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ. Đây là lớp sơn quan trọng, không nên bỏ qua vì sẽ giúp lớp sơn phủ bền đẹp hơn.
  • Sơn phủ: Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng, quyết định đến màu sắc và thẩm mỹ của tường. Lựa chọn loại sơn phủ chất lượng cao sẽ đảm bảo màu sắc đều, bền màu và chống thấm hiệu quả.

Công tác sơn tường

Các bước thực hiện sơn tường

Trét bột (bả tường)

  • Trộn bột trét: Trộn bột trét theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng máy khuấy để đảm bảo hỗn hợp đồng nhất và không bị vón cục.
  • Trét lớp bột đầu tiên: Dùng bay hoặc dao trét để trải đều bột trét lên bề mặt tường. Lớp trét đầu tiên thường được làm mỏng, chỉ từ 1-2mm để tạo độ phẳng ban đầu cho bề mặt tường.
  • Chờ khô: Sau khi lớp trét đầu tiên khô (thường từ 4-6 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết), tiến hành trét lớp thứ hai để đảm bảo bề mặt mịn hơn và che phủ hoàn toàn các khuyết điểm.
  • Mài nhẵn: Sau khi lớp trét khô hoàn toàn, dùng giấy nhám mài mịn bề mặt tường để tạo độ phẳng hoàn hảo cho lớp sơn tiếp theo.

Sơn lót

  • Pha loãng sơn lót theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất nếu cần thiết. Dùng cọ hoặc con lăn để thi công lớp sơn lót.
  • Lăn đều lớp sơn lót lên bề mặt tường đã được mài nhẵn. Đảm bảo lớp lót được phủ kín toàn bộ bề mặt tường để tăng khả năng bám dính và chống thấm cho lớp sơn phủ.
  • Thời gian khô của lớp sơn lót thường từ 2-4 giờ. Trong quá trình này, cần tránh để bụi bám lên bề mặt sơn.

Sơn phủ

  • Trộn đều sơn trước khi thi công. Nếu sơn quá đặc, có thể pha loãng với một lượng nước nhỏ (theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Dùng con lăn hoặc cọ để sơn đều lên bề mặt tường. Cần thực hiện lăn sơn nhẹ nhàng để tránh tạo ra vệt sơn không đều hoặc chồng lớp quá dày.
  • Thời gian khô của lớp sơn phủ thường từ 1-2 giờ, tùy vào điều kiện thời tiết và loại sơn.
  • Sau khi lớp sơn đầu tiên khô, tiến hành sơn lớp thứ hai để đảm bảo màu sắc đồng đều, che phủ toàn bộ bề mặt và tạo độ bền cao hơn. Nên lăn lớp sơn theo hướng ngược lại với lớp đầu tiên để tránh các vết lăn lộ rõ.

Công tác sơn tường

Công tác hoàn thiện điện, nước

Thi công hệ thống điện, nước và lắp đặt các thiết bị là công tác hoàn thiện cuối cùng trong quá trình xây nhà. Hệ thống điện, nước không chỉ đảm bảo sự tiện nghi trong sinh hoạt mà còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, tránh rủi ro về điện, nước trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, các quy trình thi công cần được thực hiện cẩn thận và chính xác.

  • Hệ thống điện trong nhà bao gồm các hạng mục như ổ cắm, công tắc, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị điện gia dụng và hệ thống dây điện âm tường.
  • Hệ thống nước gồm có hệ thống cấp nước và thoát nước, đóng vai trò thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Thi công hệ thống nước cần phải đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các hiện tượng rò rỉ, tắc nghẽn.
  • Lắp đặt các thiết bị cho vệ sinh, nhà tắm đạt chuẩn nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện nghi và hoạt động hiệu quả của các không gian chức năng trong ngôi nhà.

Công tác hoàn thiện điện, nước

Công tác hoàn thiện điện, nước

Biện pháp thi công hoàn thiện nội thất nhà biệt thự

Nếu chủ đầu tư có ký hợp đồng thi công nội thất thì đơn vị nhà thầu sẽ hoàn thiện phần nội thất theo bản vẽ thiết kế và sản xuất đồ nội thất theo nguyên vật liệu như đã ký kết trong hợp đồng trước đó. Còn trong trường hợp chưa có bản vẽ thiết kế nội thất, khách hàng cần thuê công ty thiết kế thi công theo mong muốn, nhu cầu của mình. Thông thường, biện pháp thi công hoàn thiện nội thất nhà biệt thự bao gồm các bước thực hiện:

  • Khảo sát thực trạng công trình
  • Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng
  • Lập bản vẽ thiết kế nội thất
  • Chuẩn bị vật liệu và thiết bị
  • Lắp đặt các hạng mục nội thất như: trần, tường, sàn nhà, nội thất cố định (tủ bếp, kệ sách, bàn làm việc,…) đồ nội thất rời (ghế sofa, bàn trà, giường, tủ quần áo,…)
  • Kiểm tra, nghiệm thu và vệ sinh hoàn thiện

Biện pháp thi công hoàn thiện nội thất nhà biệt thự

Vệ sinh, kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao nhà biệt thự

Sau khi thi công hoàn thiện các hạng mục chính của biệt thự, công tác cuối cùng là vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao nhà cho gia chủ.

Khi tất cả công việc đã hoàn thành, công ty sẽ di dời toàn bộ máy móc, trang thiết bị ra khỏi công trình. Tiến hành vệ sinh công nghiệp cho toàn bộ căn biệt thự.

Sau khi vệ sinh hoàn tất, công ty và chủ đầu tư sẽ cùng nhau nghiệm thu toàn bộ biệt thự lần cuối. Đây là bước quan trọng để kiểm tra lại tất cả các hạng mục đã thực hiện, đảm bảo mọi chi tiết đều đạt yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn chất lượng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, công ty sẽ nhanh chóng xử lý để đảm bảo sự hài lòng cho gia chủ.

Khi hoàn tất quá trình nghiệm thu, biên bản bàn giao sẽ được ký kết, đánh dấu sự kết thúc của quá trình xây dựng và thanh lý hợp đồng giữa nhà thầu và gia chủ. Và tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mà chế độ bảo hành sẽ dài hoặc ngắn. Với chế độ bảo hành này sẽ giúp chủ nhà yên tâm hơn về chất lượng công trình và đảm bảo mọi vấn đề phát sinh trong thời gian bảo hành sẽ được giải quyết kịp thời.

Vệ sinh, kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao nhà biệt thự

Như vậy, bài viết trên của NEOHousevn đã chia sẻ tất tần tật về biện pháp thi công nhà biệt thự giúp chủ đầu tư hiểu rõ và nắm bắt các biện pháp, quy trình thi công biệt thự. Và đừng quên, nếu cần tư vấn, thiết kế và thi công biệt thự hãy liên hệ cho NEOHouse: 0937.100.202 để được kiến trúc sư, kỹ sư hỗ trợ mình nhé!

Trả lời